Nấm linh chi là gì? Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm linh. Nấm còn có tên khác như Tiên Thảo, nấm trường thọ, nấm vạn niên chung.



I. NẤM LINH CHI LÀ GÌ?


Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm linh. Nấm còn có tên khác như Tiên Thảo, nấm trường thọ, nấm vạn niên chung. Trong "Thần nông bản thảo" xếp linh chi vào loại siêu thượng phẩm tốt hơn cả nhân sâm, trong "Bản thảo cương mục" coi linh chi là vị thuốc quý có tác dụng bảo gan (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày), điều hòa huyết áp. Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật Bản còn phát hiện hoạt chất sinh học trong nấm linh chi có tác dụng phòng chống ung thư và làm chậm quá trình lão hóa
Mô tả: 

Nấm hóa gỗ, sống một năm hay lâu năm. Thể quả có mũ dạng thận, tròn hoặc dạng quạt, dày, đường kính 3-10cm, cuống dài đính lệch, hình trụ tròn hay dẹt, có khi phân nhánh; mặt trên mũ có những vòng đồng tâm, mép lượn sóng. Bào tử hình bầu dục hoặc hình trứng, cụt đầu, mầu gỉ sắt, có một mấu lồi và nhiều gai nhọn. Toàn cây nấm mầu nâu đỏ, đỏ vàng hoặc nâu đen. Cánh nấm Linh Chi Hàn Quốc mặt dưới có màu vàng chanh nhạt, mặt trên có màu nâu gỗ, cơ cấu mặt cắt nấm rắn chắc, không mềm xốp. Đặc biệt khi bóp vào cánh nấm từ ngoài vào trong nấm không bị biến dạng hay bị đàn hồi.
Theo y học cổ truyền, nam linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tư bổ cường tráng, bổ can chí, an thần, tăng trí nhớ. Ngày nay, người ta biết trong nấm Linh chi có chứa nhiều thành phần germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn. Polysaccharit làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, giải độc gan, diệt tế bào ung thư, acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm.

II. TÁC DỤNG CỦA NẤM LINH CHI


Theo các tài liệu cổ và những nghiên cứu khoa học gần đây, có thể tóm tắt tác dụng chủ yếu của Linh chi như sau:
- Đối với hệ tim mạch: 
Nấm Linh chi có tác dụng điều hòa, ổn định huyết áp. Khi dùng cho người huyết áp cao, nấm Linh chi làm hạ huyết áp, dùng lâu thì huyết áp ổn định. Với người suy nhược, huyết áp thấp, nấm Linh chi có tác dụng nâng huyết áp nhờ vào khả năng cải thiện, chuyển hóa dinh dưỡng. Nấm Linh chi làm giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỷ trọng cao trong máu, dùng tốt với những người bị xơ mỡ động mạch. Nấm Linh chi làm giảm khả năng kết tập tiểu cầu nên dùng được với những trường hợp co thắt mạch vành, nhờ vậy mà giảm được cơn đau thắt tim. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm đã chứng tỏ Linh chi có tác dụng cải thiện công năng tim mạch, tăng lưu lượng máu tim và động mạch vành, tăng tuần hoàn mao mạch tim.
- Với các bệnh hô hấp:
Nấm Linh chi được dùng để điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản, hiệu quả có thể đạt tới 80%.
- Với các bệnh gan mật: 
Linh chi có tác dụng tốt tới các bệnh gan mạn tính nhờ vào tác dụng nâng cao chức năng gan. Theo các nghiên cứu của PGS. TS. Trịnh Xuân Hậu (ĐH Khoa Học Tự Nhiên - ĐH Quốc Gia Hà Nội) và TS. Lê Xuân Thám (Trung tâm Kỹ thuật Hạt nhân TP.HCM), nấm Linh Chi nuôi trồng tại Việt Nam có tác dụng bảo vệ phóng xạ khá tốt trên thực nghiệm.Với bệnh tiểu đường: Linh chi có khả năng ổn định đường huyết ở những người bị bệnh đái tháo đường do trợ giúp quá trình tạo glycogen, tăng cường oxy hóa acid béo, giảm tiêu hao glucose.
- Với bệnh thấp khớp:
Bác sĩ Wilkinson (Anh) cho biết nấm Linh chi tỏ ra rất hiệu quả trong điều trị viêm khớp nhờ các tác nhân chống viêm tên là ftriturpi-noids, có tác dụng tương tự corticoid.
- Với bệnh ung thư:
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan đã thực hiện nhiều công trình chứng minh nấm Linh chi có đặc tính tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư dạ dày, tử cung,... của Trung tâm điều trị ung thư (Tokyo - Nhật Bản), tỷ lệ người bệnh dùng nấm Linh chi sống thêm 5 năm cao hơn những người không dùng nấm.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy Linh chi chứa một số hoạt chất như: acid amin, nguyên tố vi lượng, ergosterol, lyzozym, protease, acid hữu cơ, alkaloid,...
Do nguồn nấm Linh chi hoang dại thường không ổn định về hoạt chất và khả năng cung cấp, từ năm 1970, các nhà khoa học Nhật Bản thành công trong việc nuôi trồng Linh chi trong môi trường nhân tạo và từ đó kỹ thuật này liên tục được cải tiến và dần đạt đến quy mô công nghiệp. Sau đó, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông cũng bắt đầu tăng cường sản xuất Linh chi và mở rộng sử dụng dược liệu này từ thập niên 1980 trở lại đây.

Tác giả Unknown

Xin chào các bạn, mình là Unknown. Mình có niềm đam mê sưu tầm và viết bài về Nấm linh chi là gì và tác dụng của nấm linh chi hàn quốc
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Nhận xét của bạn

Scrolling box